Wednesday, October 21, 2015
Quê hương qua Ca dao: 10 Lo - Đinh Thức
Một lo đứng cửa trông xa
Hai lo đi lấy chồng xa xứ người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo cơm trắng, cá tươi để dành
Năm lo lúc tử, lúc sanh
Sáu lo con gái dặm hành đường xa
Bảy lo nhớ cửa nhớ nhà
Tám lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo chẳng biết có vui
Mười lo chẳng biết ai xuôi trở về.
Hai lo đi lấy chồng xa xứ người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo cơm trắng, cá tươi để dành
Năm lo lúc tử, lúc sanh
Sáu lo con gái dặm hành đường xa
Bảy lo nhớ cửa nhớ nhà
Tám lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo chẳng biết có vui
Mười lo chẳng biết ai xuôi trở về.
Saturday, October 17, 2015
Wednesday, October 14, 2015
Cái tình trong Ca Dao Việt Nam - Võ công Liêm
Cái tình trong Ca Dao Việt Nam
Tác giả: Võ công Liêm
Ca dao là tiếng nói trung thực, phản ảnh rõ nét nhất trong văn chương bình dân, được miêu tả sự việc xẩy ra hằng ngày giữa cuộc đời và trở thành những câu hò, điệu hát của nhân gian như những bản tình ca bất diệt, đượm màu thế tục; tình yêu, tình đời với một ẩn dụ tự nhiên làm cho người ca ngâm cũng như người nghe có một cảm nhận gần gủi, tuyệt vời. Ca dao còn hóa giải mọi tình huống uẩn khúc, lời ca ấy làm cho con người không còn cảm thấy đau khổ nữa “L’homme souffre, mais en chantan sa souffrace, il la dépasse”.
Vì vậy; nói đến văn chương bình dân chúng ta không thể quên thi ca bình dân mà ca dao nắm một vai trò chủ lực và những thể loại quen thuộc, không ước lệ, không qui cách, tuy nhiên lời thơ của ca dao vẫn giữ đúng vần điệu có khi rất chuẩn về luật bằng trắc nhờ đó mà dể đả thông tư tưởng, trực chỉ vào lòng người một cách sâu lắng.
Ca dao là ca hát, tự nó trở thành khúc đi thẳng vào lòng và bày tỏ được nội giới dù dưới một không gian hay thời gian nào ngoài ra ca dao còn là gia-huấn-ca, một tâm lý đạo đức, dạy làm người… đôi khi văn thơ phải mượn ngôn từ của ca dao để nói lên cái tình người, tình đời một cách chính xác hơn.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
giáo dục con trẻ khi mới lớn:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu giao tình
hoặc một ý nghĩa thâm sâu khác:
Cá không ăn muối cá ương
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Những câu ca dao lục bát như thế ắt phải nằm sẳn trên môi của mọi người một cách dể dàng và thông đạt lắm!
Đó là cái nhìn nội giới trong ca dao mà mỗi khi chúng ta phóng vào hiện tượng; đó là bản thể của “cái tình” trong ca dao. Tuy mỗi câu hò điệu hát có khác nhau nhưng cái nhìn của tình yêu vẫn là một và cái gặp gỡ đó, nói chung; là cái đồng tình bất biến của con người. Sự gặp gỡ chính nơi lòng ý thức, nơi thức tỉnh của ý thức trước những hiện hữu đời và gia đình hay chính là nơi những gì mà con người kêu lên thiết tha hay để bộc lộ sự thống khổ. Hình ảnh của thi ca nói chung và của ca dao Việt Nam nói riêng là tiếng kêu thức tỉnh của con người tạo nên, dùng để ví von của người dân quê trước cuộc đời. Mà cuộc đời này; con người đã gắng bó chặt chẽ trong mọi hoàn cảnh trong mọi tình huống của đời người, từ những tình cảm của cái tình đó đã nói lên được một cái gì âu yếm và thầm kín.
Anh đi ba bửa nhớ về
Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu
Hình ảnh “anh đi ba bửa” rồi "chớ hề ở lâu" nó biến ca dao thành thi ca, từ những hiện tượng thực thể biến thành tha thể xuất phát từ ngoại giới đi vào nội giới giữa mối liên hệ tha nhân và chủ thể nó cặp kè, sánh vai trong hoàn cảnh đối đáp để nên vợ nên chồng, ca dao không còn hiện diện với ca với hát mà biến dạng thành hò, câu hò trực diện với thực tại như một sự hiến dâng!
Trai nào nỗi tiếng anh hào
Anh mà đối đặng má đào em xin trao ơ…ơ
Cái vũ trụ mộng mơ ấy hoàn toàn ở trong đôi mắt chiêm ngưỡng của con người khi phóng cái nhìn vào tương lai giữa sự viên mãn của tình yêu. Vũ trụ này chưa hiện thực rốt ráo nhưng đã xuất phát một ước vọng thực hữu. Hình ảnh cuộc đời không bị tha hóa mà bắt nguồn từ vũ trụ thực hữu; vì vũ trụ ấy có thực trong cuộc đời này.
Trai nước Việt nỗi tiếng anh hào
Anh đà đối đặng vậy má đào xin trao dâng ơ…ơ
Hẳn nhiên; ý thức giữa trai gái rất đặc thù trong phạm vi lứa đôi, nói trắng ra là tình yêu qua mọi lứa tuổi, đặc biệt tình yêu nông thôn, ý thức ấy bừng lên từ cuộc sống và chiếu sáng cuộc sống đó là lối tả chân mà cảnh đời không có hoặc chưa có nên chi vũ trụ dự ước của con người cũng là những cảnh đời có thực mà được phóng nhiệm lên cảnh đời có thực trong ca dao. Cho nên ca dao phát ra giữa chốn đồng quê, giữa nơi xa phố thị tự nó dâng tràn trong nhân gian, vì thế tìm đến một tác giả trong ca dao đều trở nên không cần thiết và có muốn biết chăng nữa cũng không được vì mọi người đã đi vào cảnh đời một cách tự nhiên và tự nhiên như mình là tác giả vậy! Nó vượt thoát cả không gian và thời gian kể cả hiện tại, quá khứ và tương lai, vượt thoát từ những người sáng tạo ra ca dao, ca dao bỗng nhiên độc lập để tạo cái đắm đuối, rụt rè, e lệ nhưng đầy tính lãng mạn cho dù mối tình chân lấm tay bùn.
Ngó em chẳng dám ngó lâu
Ngó qua một chút đở sầu mà thôi!
Cái ngó ấy là cái ngó thức tỉnh, một cái ngó của kẻ tình si và cũng là cái nhìn mơ mộng của người đồng quê đứng trước cuộc đời có thực. Chính đó là sự sáng tạo của ca dao. Nói đến mơ mộng hình như chúng ta đụng phải một phản ứng tâm lý. Theo tâm lý học giải thích: khi mơ mộng thì đó không phải là một trạng thái thức tỉnh. Tâm lý học quan niệm như thế nầy "En suivant la pente de la reverie" Tiếp đó là cái mơ về của ý thức thức tỉnh “đở sầu” nằm trong ý thức mơ về (rêver à/daydreaming) mà ở đây mơ không có nghĩa là buông xả theo giòng đời và chìm dần trong mộng để rồi mất luôn tính sáng tạo nghệ thuật vì ý thức thức tỉnh thường đối lập với ý thức thức tỉnh nghệ thuật và làm lu mờ ý thức mơ về cho dù trong chiêm bao chăng nữa đã cho thấy một ý thức thức tỉnh.
Một duyên, hai nợ, ba tình
Chiêm bao lẫn quất bên mình năm canh
Thành ra mơ chiêm bao ở đây là cái nhìn sáng tỏ của cái mơ về giữa duyên, nợ và tình đã bừng lên trong ý thức về thân phận của người phụ nữ.
Mơ về hay chiêm bao không còn là mối sầu buông xuôi của tâm lý học mà trái lại mơ và chiêm để phóng thể ngôn từ "bên mình năm canh" trong giấc mơ nữa đêm trở nên ý thức chớ không phải chiêm bao vô thức.
Trong cái nhìn vũ trụ quan như thế đã cho ta thấy được ca dao là một lối sáng tạo hết sức đặc biệt mà chất liệu là cảnh đời, cô đọng trong từng câu hò điệu hát mượn từ ca dao để mơ về…
Ca dao không đòi hỏi tác giả là ai, nó đã trở thành của chung, tác giả chung giữa cuộc đời này mà trong thi ca vốn có sự bừng tĩnh đầy sáng tạo, ca dao đại diện cho những cuộc tình trọn vẹn hay tan hợp, nói lên nỗi nghẹn ngào, uất nghẹn tất cả qui về sự mơ về cõi thực để tìm thấy được chân lý của cuộc đời. Giờ đây ngôn từ sáng tạo của ca dao đã thành thơ, những thể thơ mới như ngày nay.
Cá lý ngư sầu tư biếng lội
Chim phượng hoàng nhớ cội biếng bay
Anh thương em đừng vội nắm tay
Miệng thế gian ngôn dực
Phụ mẫu hay sẽ rầy
Ca dao như thế đấy! mỗi khi đọc lên đã cho chúng ta cái cảm giác tợ như ức chế, như phụ rẫy như khoa phân tâm học quan niệm. Lối thoát bằng ức chế chỉ xẩy ra với cảnh đời, những người bị tập quán kiềm chế mới lâm vào khát vọng của bản năng cho nên mới tìm lối thoát bằng lối này hay hình thái khác để tránh né. Quan điểm đó đôi khi cũng có tính võ đoán và không hoàn toàn đúng hẳn, cho nên đừng để cái nhìn ức chế vào đây. Vì sao? Vì “anh thương em” có nghĩa là đừng vội đánh mất cái đẹp mà đây là tiếng nói mặn mà, bất luận ở đâu nơi chốn nào người phụ nữ Việt Nam đoan trang trong tiếng nói ấy tức tiếng nói của ca dao, tiếng nói soi sáng, tiếng nói của ái tình.
Em có thương anh
Em nói cho thiệt tình
Để anh lên xuống
Ơ…ơ chớ một ơ…ơ mình ơ bơ vơ
Đó là một thứ gì vô biên chân thật của tình đồng quê một bày tỏ cao nhất trong đời nhưng biết nói làm sao khi ý thức vô biên chưa có thì nói làm sao khi cái nhìn tuyệt đối chỉ ngưng trong hiện tượng của đất trời cho nên họ không ngần ngại bộc bạch một cách chân tình cho dù ngập ngừng bày tỏ “ơ. . ơ chớ một ơ. . ơ mình ơ. . bơ vơ” Ca dao nông thôn nó diễn tả tích cực như thế đó! diễn tả cái mùi vị chất phát mặn mà, đượm bạc, cái ngập ngừng dể yêu ấy.
Đó là hướng đi lên của ngôn từ ca dao Việt Nam thoát ra từ tiếng nói văn chương bình dân để đạt tới hiệu năng của sự bày tỏ. Cho nên hình ảnh của ca dao; dù sao đi nữa nó vẫn có cái mới của riêng mình, mở ra một ngôn từ sáng lạn và nó cũng đánh dấu những bước thăng trầm của sức diễn đạt giữa người với người, những hình ảnh của ca dao vô hình chung trở nên tư liệu của cảnh đời: người, cảnh vật, nhân sinh và tình yêu. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng nhờ ý thức chuyển vị đẹp đẻ đó của con người cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn “the beautiful-life” nhờ đó tình cảm con người được tỏa rạng. Cho nên khi bắt gặp một hình tượng trong ca dao, dù có mộc mạc bao nhiêu cũng mở rộng cho chúng ta một chân trời mới đầy ý nghĩa hơn nhất là tình yêu có một sắc màu luôn luôn lung linh của người con gái xuân thì dưới một cái gì lả lướt của ca dao. Ngôn ngữ ca dao rất cô đọng và tràn đầy.
Tóc em dài em cài bông hoa lý
Miệng em cười anh để ý anh thương
Ý nghĩa của ca dao là ở cái chỗ mộc mạc đơn sơ nhưng lại là một sự thức tỉnh nội tại, một sự khám phá của con người vừa hào hứng vừa can đảm mà chúng ta phải đón nhận như chính chúng ta đón nhận cuộc đời này. Đó là cái nhìn khám phá:
- Khám phá nội tâm bằng cái nhìn ngoại giới.
- Khám phá ngoại giới bằng cái nhìn nội tâm.
Chính hai cái nhìn tuy nghịch đảo nhưng bổ sung cho nhau để nhìn thấy giấc mơ của người nghệ sĩ ca dao. Đó là một vũ trụ hiện thực để góp phần hạnh phúc cho đời.
Cho nên cái mộc mạc của nông thôn đã làm cho họ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng và mỗi câu ca dao nói lên cảnh đời; dù trong mơ vẫn trung thực với đời. Vì vậy cái nhìn của họ như bao trùm từ ngoại giới đến nội giới đều đúc kết thành lời thơ, lời thơ đó chúng ta gọi là ca dao.
Nàng về nàng nhớ ta chăng
Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười
Mỗi lúc cái nhìn hay cái nhớ càng phóng ra rộng rãi, càng thấy cuộc đời đẹp và bao la diệu vợi, kể cả nụ cười nhe răng "cần cẩu" vẫn là niềm nhớ không quên, bởi vì; chán gì những cái nhớ mà lại đi nhớ hàm răng em cười, biết đâu trong cái nhớ đó có một chút gì lãng mạn của ca dao(?), tầm thường thật nhưng bao la và mênh mông vô cùng đối với ngôn từ của ca dao.
Thật ra đi vào cuộc đời, đi vào vũ trụ không dể dàng như thế mà chính là một sự khám phá không ngừng. Trong sự khám phá ấy, con người bắt gặp vừa mình vừa vũ trụ một lối khám phá tìm ra được hai hiện tượng. Đối tượng của sự tìm gặp chính là khám phá cái nội giới mà ca dao lãnh một phần trách nhiệm trong ngôn từ(kể cả đối thoại) và ý nghĩa. Nhưng trong hai tượng ấy người ta có thể phân biệt được;
- Bản ngã tự tại
- Vô ngã vũ trụ
Những cái vô ngã vũ trụ được hữu ngã hoá cho nên cái bản ngã tự tại ngay phút đầu đã trở thành cái vô ngã của bản ngã. Đó là sự cố đã khua động bản ngã của con người để sáng tạo và giúp cho con người thực hiện câu thơ để chia xẻ với tha nhân; con người đã nhìn cái đẹp một cách siêu thoát đó là cái vô ngã được hữu ngã hoá nhờ cái nhìn của bản ngã từ “một thương cho tới mười thương” là đề cao cái đẹp phong phú vừa cao đẹp vừa thẩm mỹ học và chính cái tôi bày tỏ lại đứng sau và được hữu ngã hoá vũ trụ để làm tan biến ngoại giới mà trở về với bản ngã mà không có cái tôi trong đó.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai thao dịu dàng
Bảy thương nét ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt đưa tình với anh
Do đấy con người của ca dao là con người của cuộc đời, của vũ trụ chớ không phải con người chỉ là con người như một ý thức bi đát về người. Lối về của vũ trụ đã chiếm cứ hiện tượng bằng bản ngã của mình, chính là lối đi về của tình thương, cái tình mà con người tìm thấy; tất cả ca dao là ở chỗ ấy và có thể nói ca dao có hai bề mặt là bản ngã và vô ngã cả hai mảng nầy dùng để xoa dịu những xót thương hay thương mong về tình cảnh khi con người mới dấn thân vào đời và vũ trụ. Bởi vì tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức được.
Từ những vị trí đó giấc mơ về vũ trụ giúp cho con người thoát được thời gian, không còn thấy sự lôi cuốn của thời gian. Từ bản thể nhìn ra đó là trạng thái của tâm thức và ca dao mở rộng trước mắt ta bằng hiện tượng của trạng thái tâm hồn.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chít chìu
Tất cả là biểu tượng để biểu dương trạng thái mơ về (Rêve a/daydreaming) đó là trạng thái thắc mắc về nhớ thương. Đấy là tâm hồn hiến dâng cho vũ trụ “chiều chiều” là thời gian thuộc khách thể, trong cái đau đớn “ruột đau” là thế giới của nội tại. Với ca dao những ngôn từ thường chứa đựng một nội dung mới của từ ngữ đều qui định một tâm thức trước cuộc đời và vũ trụ.
Mọi sự vật đều hướng tới với con người và đó là cơ hội để người nghệ sĩ đưa vào ca dao những khát vọng yêu đương một khát vọng đầy hứa hẹn, như cuộc tình hay cuộc đời mong muốn.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn đỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ
Đó là hiện thực của sự bày tỏ về cảnh giới giữa thành thị với nông thôn và ngôn từ của cuộc sống đã lý giải cái tâm sự tha thiết và chân thật của người yêu, chân thật ở cái chỗ ẩn dụ đó. Người nghệ sĩ bình dân sắp xếp ngôn từ trong thơ để có cái nhìn sự vật và chính cái nhìn đó thoát ra một số tâm lý của con người và chính cái tầm thường đó chẳng hạn như “râu tôm” hay "ruột bầu" ở những nơi thôn dã đìu hiu được người nghệ sĩ cho sống lại cái tình chân đó như một đòi hỏi cần thiết mà nghe rất bình dị của lớp người muôn đời trong ao tù nước đọng. Ca dao bình dân nói lên được cái khát vọng đó mà nhà thơ bình dân của chúng ta hoà nhập một cách tài tình giữa vũ trụ đầy khát vọng tình người.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Đọc lên ta cảm nhận được phần nào lẽ sống, một lẽ sống nồng đượm của tình yêu khát khao đi từ chủ thể con người đến cuộc đời. Ca dao diễn đạt được cái mối giây liên lạc ấy. Mối giây đó không phải hai chiều giữa người và sự vật. Vũ trụ khát vọng của ca dao là hình ảnh cuộc đời mà con người mơ về một cái gì tầm thường nhưng ước sống. Ca dao tạo được cảnh giới mơ về cho những người thành thị và những người xa tầm vóc bình thường. Ngay cả việc mơ về của tình yêu trong cái dung dị đó nó đã hàm chứa một tương lai, một lối đi về của cuộc đời. Mơ về ở đây là cuộc đời có thực chính đấy là phần ý nghĩa hiện hữu của con người. Ca dao tạo nên những giấc mơ hiện thực như vậy đó; cho nên cuộc đời mà ca dao vốn có ý nghĩa và sống có ý nghĩa để đưa tới cảnh đời hiện thực.
Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Cho nên văn chương bình dân thường nói lên tâm trạng khát vọng đôi khi nó pha lẫn màu sắc triết lý tiềm ẩn trong ca dao, nó có cái gì mầu nhiệm trong cuộc đời tình ái, đầy bí ẩn trong cái nhìn ẩn dụ (metaphorical) của con người đó là biện-chứng-tức-thì trong mỗi tâm trạng, một tình cảm đơn thuần. Nhưng với triết học có một sự tương quan tối thiểu giữa ta và cuộc đời như một tương quan giữa chủ thể và tha thể; đó là tương quan giữa con người với cuộc đời. Nên chi vượt qua cái nhìn đối tượng và cũng nhờ cái nhìn đó mà vượt qua được giới hạn để đi tới một giá trị trực tiếp.
Duyên, nợ, tình là khát vọng của tình cảm song hành với công việc và sự vật đó là cái nhìn mơ về của hạnh phúc, một gắn bó thực hữu giữa tình yêu vợ chồng một lối mơ về của ca dao, một khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh đời hiện thực cho nên lối mơ về đó tạo nên một hiện hữu đồng nhất giữa người và vũ trụ. Con người trôi chảy vào đời nhờ những hình ảnh thuần đơn mà khát vọng đó đã tạo nên thơ; một nguồn thơ nhất thể. Thành thử vũ trụ khát vọng của ca dao là vũ trụ bắt nguồn từ cuộc đời thực hữu để tiến tới khát vọng. Vì thế ca dao là tiếng kêu chân thành của con người ham sống, yêu đời, yêu người. Ca dao không yêu cầu cái ủy mị đài các, mơ mộng viễn vông, ca dao đi gần với quần chúng, nhất là đồng bào miền quê và hoá giải mọi uẩn khúc, vui buồn đưa con người về với hạnh phúc. Tác giả của ca dao muốn vậy! Đó chính là cuộc đời mà người nghệ sĩ miền quê yêu cầu.
Sớm mai gánh nước mờ mờ
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu nầy ăn thật là cay
Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau.
Ca dao còn là hình ảnh, ở đây là những hiện tượng của bản thể. Do đó hình ảnh không còn là hiện tượng đơn thuần mà hiện tượng có nội dung cho nên mới được gọi là hình ảnh. Chính những chất liệu trong ca dao đã tạo nên hình ảnh, hình ảnh của vật thể, hình ảnh của vũ trụ, hình ảnh của tình yêu. Đó là những cái nhìn khai phóng của chúng ta để tìm ra cái nội dung đó; với cái nhìn của ca dao luôn luôn có sự ẩn dấu, tiềm ẩn, đẩy cái hình ảnh đó như thúc dục người nghệ sĩ ca dao phải ẩn mình, đấy là cái nhìn thuở ban đầu. Cái nhìn hai chiều song phương từ bản thể đến hiện tượng để rồi từ hiện tượng qui về bản thể tạo nên một nội dung hình thể như thế là cái nhìn trực tiếp của ca dao nói riêng và thi ca nói chung do đó những sự vật cùng từ ngữ tham dự vào cuộc đời và tạo nên hình ảnh và từ hình ảnh tạo nên ý nghĩa của mình. Cái nhìn đồng hoá mình với sự vật như vậy là cái nhìn trực tiếp đi vào bản thể không cần tìm đến bản thể mà thấy hiện tượng từ bản thể và từ đó tình yêu được bừng sáng lên và hiện hữu “Tôi đặt trái táo trên bàn, rồi tôi hoà mình vào trong trái táo. Ôi! tuyệt vời biết là bao…” (Henri Michaux). Tuy không trực tiếp bằng cái nhìn phối hợp của ca dao nhưng cũng tương đồng ý nghĩa. Tâm trạng đó người ta gọi là ý thức biểu tượng.
Qua đình ghé nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
Cho nên cái nhìn trong ca dao dù chỉ là cái nhìn ban đầu là truyền thừa vào biến trình diễn đạt của dân tộc, nội dung ý nghĩa vẫn còn vang vọng nhờ những hình ảnh đó. Cái ngôn từ trong ca dao Việt Nam trước sau vẫn vướng vít hình ảnh của tình yêu mà ca dao là môi giới trong lãnh vực của tình yêu.
Kết.
Ca dao là mạch thở của thơ, là nguồn sáng tạo vô tận, là ngôn từ của văn chương bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó. Ca dao càng mộc mạc bao nhiêu thì càng chan chứa bấy nhiêu, ca dao không đỏm dáng, chải chuốt bóng bẩy mà thường xử dụng những ngôn từ thực tế của cuộc đời, mà chúng ta thường gắn liền với nhau: con người và cuộc đời, nó trở thành như định lệ. Nhưng nghĩ cho cùng đó chính là sức sống, chính bản thể thôi thúc, con người với hiện tượng tình yêu và từ hiện tượng nầy thoát ra hiện tượng khác bằng ý thức bản thể có ý hướng của mình. Valery có lần nói: "Le vrai poète est celui qui inspire" Giòng thơ thực chỉ đến với người có tâm hồn bộc phát; người nghệ sĩ ca dao thực thi đúng tinh thần ấy, đó là ca dao khua động bản thể của con người, gợi lên sức sống để đi vào cuộc đời và hoà mình với hiện tượng rồi từ hiện tượng ấy hoà mình với sự vật để đột biến thành hình ảnh cho ca dao, lúc đó sự hiện diện của ca dao sáng tỏ không còn gì gọi là ẩn tàng hay ẩn dụ nó biến thành thi ảnh mang nội dung ý nghĩa biến động của bản thể con người. Do đó ca dao trở nên hiện hữu như ta đã thấy trong ca dao.
Cho nên những nhà nghệ sĩ nông thôn, không phải là nhà nghệ sĩ của văn chương bác học mà họ từ những người thợ cày, thợ gặt, trẻ chăn trâu đều có con mắt nhìn vào thực tế, họ nhìn thấu suốt giữa người và vật, ca dao nông thôn đầy cảm hứng thi vị. Nghệ sĩ ca dao bình dân thể hiện được ý thức đó nghĩa là muốn xây dựng một hình ảnh phải phóng bản thể của mình vào hiện tượng cho bản thể sống trong hiện tượng và trở thành hiện tượng của bản thể và cho sự vật là ta như ta trong sự vật. Vì đó; là khi bản thể giao tiếp với cuộc đời.
Tóm lại ca dao đã du nhập những giòng thơ của văn chương bình dân, biến hình từ câu hò điệu hát, trao đổi, hò đối đáp, cắt xén, rút gọn, dể dàng truyền khẩu từ đó được gọi là ca dao, nó thường mô tả tình người dưới muôn hình vạn trạng, từ nội giới tới ngoại giới. Đấy cũng là một phần bản thể dân tộc, một văn hoá văn minh truyền thống. Điều đặc biệt của ca dao, ngôn từ không ước lệ, ca dao nói những gì thực hữu giữa cuộc đời, nương theo chiều sáng tạo của thi ca qua bao thế kỷ và chế ngự cả thơ Việt lẫn thơ Đường bằng những câu rất đơn sơ mà đầy ý nghĩa và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội một cách dể dàng và nhanh chóng. Một ngôn từ thiết tha, một đường giây giữa nội tâm và ngoại giới. Đó là nhân tố trong văn chương bình dân Việt Nam. Một thứ triết lý của văn chương bình dân cần phải tô điểm và nghiên cứu chiều sâu của nó . /.
@ VÕ CÔNG LIÊM
Post ngày: 04/28/15
Nguồn: cadaotucnguvietnam
Tác giả: Võ công Liêm
Ca dao là tiếng nói trung thực, phản ảnh rõ nét nhất trong văn chương bình dân, được miêu tả sự việc xẩy ra hằng ngày giữa cuộc đời và trở thành những câu hò, điệu hát của nhân gian như những bản tình ca bất diệt, đượm màu thế tục; tình yêu, tình đời với một ẩn dụ tự nhiên làm cho người ca ngâm cũng như người nghe có một cảm nhận gần gủi, tuyệt vời. Ca dao còn hóa giải mọi tình huống uẩn khúc, lời ca ấy làm cho con người không còn cảm thấy đau khổ nữa “L’homme souffre, mais en chantan sa souffrace, il la dépasse”.
Vì vậy; nói đến văn chương bình dân chúng ta không thể quên thi ca bình dân mà ca dao nắm một vai trò chủ lực và những thể loại quen thuộc, không ước lệ, không qui cách, tuy nhiên lời thơ của ca dao vẫn giữ đúng vần điệu có khi rất chuẩn về luật bằng trắc nhờ đó mà dể đả thông tư tưởng, trực chỉ vào lòng người một cách sâu lắng.
Ca dao là ca hát, tự nó trở thành khúc đi thẳng vào lòng và bày tỏ được nội giới dù dưới một không gian hay thời gian nào ngoài ra ca dao còn là gia-huấn-ca, một tâm lý đạo đức, dạy làm người… đôi khi văn thơ phải mượn ngôn từ của ca dao để nói lên cái tình người, tình đời một cách chính xác hơn.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
giáo dục con trẻ khi mới lớn:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu giao tình
hoặc một ý nghĩa thâm sâu khác:
Cá không ăn muối cá ương
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Những câu ca dao lục bát như thế ắt phải nằm sẳn trên môi của mọi người một cách dể dàng và thông đạt lắm!
Đó là cái nhìn nội giới trong ca dao mà mỗi khi chúng ta phóng vào hiện tượng; đó là bản thể của “cái tình” trong ca dao. Tuy mỗi câu hò điệu hát có khác nhau nhưng cái nhìn của tình yêu vẫn là một và cái gặp gỡ đó, nói chung; là cái đồng tình bất biến của con người. Sự gặp gỡ chính nơi lòng ý thức, nơi thức tỉnh của ý thức trước những hiện hữu đời và gia đình hay chính là nơi những gì mà con người kêu lên thiết tha hay để bộc lộ sự thống khổ. Hình ảnh của thi ca nói chung và của ca dao Việt Nam nói riêng là tiếng kêu thức tỉnh của con người tạo nên, dùng để ví von của người dân quê trước cuộc đời. Mà cuộc đời này; con người đã gắng bó chặt chẽ trong mọi hoàn cảnh trong mọi tình huống của đời người, từ những tình cảm của cái tình đó đã nói lên được một cái gì âu yếm và thầm kín.
Anh đi ba bửa nhớ về
Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu
Hình ảnh “anh đi ba bửa” rồi "chớ hề ở lâu" nó biến ca dao thành thi ca, từ những hiện tượng thực thể biến thành tha thể xuất phát từ ngoại giới đi vào nội giới giữa mối liên hệ tha nhân và chủ thể nó cặp kè, sánh vai trong hoàn cảnh đối đáp để nên vợ nên chồng, ca dao không còn hiện diện với ca với hát mà biến dạng thành hò, câu hò trực diện với thực tại như một sự hiến dâng!
Trai nào nỗi tiếng anh hào
Anh mà đối đặng má đào em xin trao ơ…ơ
Cái vũ trụ mộng mơ ấy hoàn toàn ở trong đôi mắt chiêm ngưỡng của con người khi phóng cái nhìn vào tương lai giữa sự viên mãn của tình yêu. Vũ trụ này chưa hiện thực rốt ráo nhưng đã xuất phát một ước vọng thực hữu. Hình ảnh cuộc đời không bị tha hóa mà bắt nguồn từ vũ trụ thực hữu; vì vũ trụ ấy có thực trong cuộc đời này.
Trai nước Việt nỗi tiếng anh hào
Anh đà đối đặng vậy má đào xin trao dâng ơ…ơ
Hẳn nhiên; ý thức giữa trai gái rất đặc thù trong phạm vi lứa đôi, nói trắng ra là tình yêu qua mọi lứa tuổi, đặc biệt tình yêu nông thôn, ý thức ấy bừng lên từ cuộc sống và chiếu sáng cuộc sống đó là lối tả chân mà cảnh đời không có hoặc chưa có nên chi vũ trụ dự ước của con người cũng là những cảnh đời có thực mà được phóng nhiệm lên cảnh đời có thực trong ca dao. Cho nên ca dao phát ra giữa chốn đồng quê, giữa nơi xa phố thị tự nó dâng tràn trong nhân gian, vì thế tìm đến một tác giả trong ca dao đều trở nên không cần thiết và có muốn biết chăng nữa cũng không được vì mọi người đã đi vào cảnh đời một cách tự nhiên và tự nhiên như mình là tác giả vậy! Nó vượt thoát cả không gian và thời gian kể cả hiện tại, quá khứ và tương lai, vượt thoát từ những người sáng tạo ra ca dao, ca dao bỗng nhiên độc lập để tạo cái đắm đuối, rụt rè, e lệ nhưng đầy tính lãng mạn cho dù mối tình chân lấm tay bùn.
Ngó em chẳng dám ngó lâu
Ngó qua một chút đở sầu mà thôi!
Cái ngó ấy là cái ngó thức tỉnh, một cái ngó của kẻ tình si và cũng là cái nhìn mơ mộng của người đồng quê đứng trước cuộc đời có thực. Chính đó là sự sáng tạo của ca dao. Nói đến mơ mộng hình như chúng ta đụng phải một phản ứng tâm lý. Theo tâm lý học giải thích: khi mơ mộng thì đó không phải là một trạng thái thức tỉnh. Tâm lý học quan niệm như thế nầy "En suivant la pente de la reverie" Tiếp đó là cái mơ về của ý thức thức tỉnh “đở sầu” nằm trong ý thức mơ về (rêver à/daydreaming) mà ở đây mơ không có nghĩa là buông xả theo giòng đời và chìm dần trong mộng để rồi mất luôn tính sáng tạo nghệ thuật vì ý thức thức tỉnh thường đối lập với ý thức thức tỉnh nghệ thuật và làm lu mờ ý thức mơ về cho dù trong chiêm bao chăng nữa đã cho thấy một ý thức thức tỉnh.
Một duyên, hai nợ, ba tình
Chiêm bao lẫn quất bên mình năm canh
Thành ra mơ chiêm bao ở đây là cái nhìn sáng tỏ của cái mơ về giữa duyên, nợ và tình đã bừng lên trong ý thức về thân phận của người phụ nữ.
Mơ về hay chiêm bao không còn là mối sầu buông xuôi của tâm lý học mà trái lại mơ và chiêm để phóng thể ngôn từ "bên mình năm canh" trong giấc mơ nữa đêm trở nên ý thức chớ không phải chiêm bao vô thức.
Trong cái nhìn vũ trụ quan như thế đã cho ta thấy được ca dao là một lối sáng tạo hết sức đặc biệt mà chất liệu là cảnh đời, cô đọng trong từng câu hò điệu hát mượn từ ca dao để mơ về…
Ca dao không đòi hỏi tác giả là ai, nó đã trở thành của chung, tác giả chung giữa cuộc đời này mà trong thi ca vốn có sự bừng tĩnh đầy sáng tạo, ca dao đại diện cho những cuộc tình trọn vẹn hay tan hợp, nói lên nỗi nghẹn ngào, uất nghẹn tất cả qui về sự mơ về cõi thực để tìm thấy được chân lý của cuộc đời. Giờ đây ngôn từ sáng tạo của ca dao đã thành thơ, những thể thơ mới như ngày nay.
Cá lý ngư sầu tư biếng lội
Chim phượng hoàng nhớ cội biếng bay
Anh thương em đừng vội nắm tay
Miệng thế gian ngôn dực
Phụ mẫu hay sẽ rầy
Ca dao như thế đấy! mỗi khi đọc lên đã cho chúng ta cái cảm giác tợ như ức chế, như phụ rẫy như khoa phân tâm học quan niệm. Lối thoát bằng ức chế chỉ xẩy ra với cảnh đời, những người bị tập quán kiềm chế mới lâm vào khát vọng của bản năng cho nên mới tìm lối thoát bằng lối này hay hình thái khác để tránh né. Quan điểm đó đôi khi cũng có tính võ đoán và không hoàn toàn đúng hẳn, cho nên đừng để cái nhìn ức chế vào đây. Vì sao? Vì “anh thương em” có nghĩa là đừng vội đánh mất cái đẹp mà đây là tiếng nói mặn mà, bất luận ở đâu nơi chốn nào người phụ nữ Việt Nam đoan trang trong tiếng nói ấy tức tiếng nói của ca dao, tiếng nói soi sáng, tiếng nói của ái tình.
Em có thương anh
Em nói cho thiệt tình
Để anh lên xuống
Ơ…ơ chớ một ơ…ơ mình ơ bơ vơ
Đó là một thứ gì vô biên chân thật của tình đồng quê một bày tỏ cao nhất trong đời nhưng biết nói làm sao khi ý thức vô biên chưa có thì nói làm sao khi cái nhìn tuyệt đối chỉ ngưng trong hiện tượng của đất trời cho nên họ không ngần ngại bộc bạch một cách chân tình cho dù ngập ngừng bày tỏ “ơ. . ơ chớ một ơ. . ơ mình ơ. . bơ vơ” Ca dao nông thôn nó diễn tả tích cực như thế đó! diễn tả cái mùi vị chất phát mặn mà, đượm bạc, cái ngập ngừng dể yêu ấy.
Đó là hướng đi lên của ngôn từ ca dao Việt Nam thoát ra từ tiếng nói văn chương bình dân để đạt tới hiệu năng của sự bày tỏ. Cho nên hình ảnh của ca dao; dù sao đi nữa nó vẫn có cái mới của riêng mình, mở ra một ngôn từ sáng lạn và nó cũng đánh dấu những bước thăng trầm của sức diễn đạt giữa người với người, những hình ảnh của ca dao vô hình chung trở nên tư liệu của cảnh đời: người, cảnh vật, nhân sinh và tình yêu. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng nhờ ý thức chuyển vị đẹp đẻ đó của con người cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn “the beautiful-life” nhờ đó tình cảm con người được tỏa rạng. Cho nên khi bắt gặp một hình tượng trong ca dao, dù có mộc mạc bao nhiêu cũng mở rộng cho chúng ta một chân trời mới đầy ý nghĩa hơn nhất là tình yêu có một sắc màu luôn luôn lung linh của người con gái xuân thì dưới một cái gì lả lướt của ca dao. Ngôn ngữ ca dao rất cô đọng và tràn đầy.
Tóc em dài em cài bông hoa lý
Miệng em cười anh để ý anh thương
Ý nghĩa của ca dao là ở cái chỗ mộc mạc đơn sơ nhưng lại là một sự thức tỉnh nội tại, một sự khám phá của con người vừa hào hứng vừa can đảm mà chúng ta phải đón nhận như chính chúng ta đón nhận cuộc đời này. Đó là cái nhìn khám phá:
- Khám phá nội tâm bằng cái nhìn ngoại giới.
- Khám phá ngoại giới bằng cái nhìn nội tâm.
Chính hai cái nhìn tuy nghịch đảo nhưng bổ sung cho nhau để nhìn thấy giấc mơ của người nghệ sĩ ca dao. Đó là một vũ trụ hiện thực để góp phần hạnh phúc cho đời.
Cho nên cái mộc mạc của nông thôn đã làm cho họ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng và mỗi câu ca dao nói lên cảnh đời; dù trong mơ vẫn trung thực với đời. Vì vậy cái nhìn của họ như bao trùm từ ngoại giới đến nội giới đều đúc kết thành lời thơ, lời thơ đó chúng ta gọi là ca dao.
Nàng về nàng nhớ ta chăng
Nàng về ta nhớ hàm răng nàng cười
Mỗi lúc cái nhìn hay cái nhớ càng phóng ra rộng rãi, càng thấy cuộc đời đẹp và bao la diệu vợi, kể cả nụ cười nhe răng "cần cẩu" vẫn là niềm nhớ không quên, bởi vì; chán gì những cái nhớ mà lại đi nhớ hàm răng em cười, biết đâu trong cái nhớ đó có một chút gì lãng mạn của ca dao(?), tầm thường thật nhưng bao la và mênh mông vô cùng đối với ngôn từ của ca dao.
Thật ra đi vào cuộc đời, đi vào vũ trụ không dể dàng như thế mà chính là một sự khám phá không ngừng. Trong sự khám phá ấy, con người bắt gặp vừa mình vừa vũ trụ một lối khám phá tìm ra được hai hiện tượng. Đối tượng của sự tìm gặp chính là khám phá cái nội giới mà ca dao lãnh một phần trách nhiệm trong ngôn từ(kể cả đối thoại) và ý nghĩa. Nhưng trong hai tượng ấy người ta có thể phân biệt được;
- Bản ngã tự tại
- Vô ngã vũ trụ
Những cái vô ngã vũ trụ được hữu ngã hoá cho nên cái bản ngã tự tại ngay phút đầu đã trở thành cái vô ngã của bản ngã. Đó là sự cố đã khua động bản ngã của con người để sáng tạo và giúp cho con người thực hiện câu thơ để chia xẻ với tha nhân; con người đã nhìn cái đẹp một cách siêu thoát đó là cái vô ngã được hữu ngã hoá nhờ cái nhìn của bản ngã từ “một thương cho tới mười thương” là đề cao cái đẹp phong phú vừa cao đẹp vừa thẩm mỹ học và chính cái tôi bày tỏ lại đứng sau và được hữu ngã hoá vũ trụ để làm tan biến ngoại giới mà trở về với bản ngã mà không có cái tôi trong đó.
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai thao dịu dàng
Bảy thương nét ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt đưa tình với anh
Do đấy con người của ca dao là con người của cuộc đời, của vũ trụ chớ không phải con người chỉ là con người như một ý thức bi đát về người. Lối về của vũ trụ đã chiếm cứ hiện tượng bằng bản ngã của mình, chính là lối đi về của tình thương, cái tình mà con người tìm thấy; tất cả ca dao là ở chỗ ấy và có thể nói ca dao có hai bề mặt là bản ngã và vô ngã cả hai mảng nầy dùng để xoa dịu những xót thương hay thương mong về tình cảnh khi con người mới dấn thân vào đời và vũ trụ. Bởi vì tâm thức và trí tưởng của ta đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức được.
Từ những vị trí đó giấc mơ về vũ trụ giúp cho con người thoát được thời gian, không còn thấy sự lôi cuốn của thời gian. Từ bản thể nhìn ra đó là trạng thái của tâm thức và ca dao mở rộng trước mắt ta bằng hiện tượng của trạng thái tâm hồn.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chít chìu
Tất cả là biểu tượng để biểu dương trạng thái mơ về (Rêve a/daydreaming) đó là trạng thái thắc mắc về nhớ thương. Đấy là tâm hồn hiến dâng cho vũ trụ “chiều chiều” là thời gian thuộc khách thể, trong cái đau đớn “ruột đau” là thế giới của nội tại. Với ca dao những ngôn từ thường chứa đựng một nội dung mới của từ ngữ đều qui định một tâm thức trước cuộc đời và vũ trụ.
Mọi sự vật đều hướng tới với con người và đó là cơ hội để người nghệ sĩ đưa vào ca dao những khát vọng yêu đương một khát vọng đầy hứa hẹn, như cuộc tình hay cuộc đời mong muốn.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn đỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ
Đó là hiện thực của sự bày tỏ về cảnh giới giữa thành thị với nông thôn và ngôn từ của cuộc sống đã lý giải cái tâm sự tha thiết và chân thật của người yêu, chân thật ở cái chỗ ẩn dụ đó. Người nghệ sĩ bình dân sắp xếp ngôn từ trong thơ để có cái nhìn sự vật và chính cái nhìn đó thoát ra một số tâm lý của con người và chính cái tầm thường đó chẳng hạn như “râu tôm” hay "ruột bầu" ở những nơi thôn dã đìu hiu được người nghệ sĩ cho sống lại cái tình chân đó như một đòi hỏi cần thiết mà nghe rất bình dị của lớp người muôn đời trong ao tù nước đọng. Ca dao bình dân nói lên được cái khát vọng đó mà nhà thơ bình dân của chúng ta hoà nhập một cách tài tình giữa vũ trụ đầy khát vọng tình người.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Đọc lên ta cảm nhận được phần nào lẽ sống, một lẽ sống nồng đượm của tình yêu khát khao đi từ chủ thể con người đến cuộc đời. Ca dao diễn đạt được cái mối giây liên lạc ấy. Mối giây đó không phải hai chiều giữa người và sự vật. Vũ trụ khát vọng của ca dao là hình ảnh cuộc đời mà con người mơ về một cái gì tầm thường nhưng ước sống. Ca dao tạo được cảnh giới mơ về cho những người thành thị và những người xa tầm vóc bình thường. Ngay cả việc mơ về của tình yêu trong cái dung dị đó nó đã hàm chứa một tương lai, một lối đi về của cuộc đời. Mơ về ở đây là cuộc đời có thực chính đấy là phần ý nghĩa hiện hữu của con người. Ca dao tạo nên những giấc mơ hiện thực như vậy đó; cho nên cuộc đời mà ca dao vốn có ý nghĩa và sống có ý nghĩa để đưa tới cảnh đời hiện thực.
Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Cho nên văn chương bình dân thường nói lên tâm trạng khát vọng đôi khi nó pha lẫn màu sắc triết lý tiềm ẩn trong ca dao, nó có cái gì mầu nhiệm trong cuộc đời tình ái, đầy bí ẩn trong cái nhìn ẩn dụ (metaphorical) của con người đó là biện-chứng-tức-thì trong mỗi tâm trạng, một tình cảm đơn thuần. Nhưng với triết học có một sự tương quan tối thiểu giữa ta và cuộc đời như một tương quan giữa chủ thể và tha thể; đó là tương quan giữa con người với cuộc đời. Nên chi vượt qua cái nhìn đối tượng và cũng nhờ cái nhìn đó mà vượt qua được giới hạn để đi tới một giá trị trực tiếp.
Duyên, nợ, tình là khát vọng của tình cảm song hành với công việc và sự vật đó là cái nhìn mơ về của hạnh phúc, một gắn bó thực hữu giữa tình yêu vợ chồng một lối mơ về của ca dao, một khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh đời hiện thực cho nên lối mơ về đó tạo nên một hiện hữu đồng nhất giữa người và vũ trụ. Con người trôi chảy vào đời nhờ những hình ảnh thuần đơn mà khát vọng đó đã tạo nên thơ; một nguồn thơ nhất thể. Thành thử vũ trụ khát vọng của ca dao là vũ trụ bắt nguồn từ cuộc đời thực hữu để tiến tới khát vọng. Vì thế ca dao là tiếng kêu chân thành của con người ham sống, yêu đời, yêu người. Ca dao không yêu cầu cái ủy mị đài các, mơ mộng viễn vông, ca dao đi gần với quần chúng, nhất là đồng bào miền quê và hoá giải mọi uẩn khúc, vui buồn đưa con người về với hạnh phúc. Tác giả của ca dao muốn vậy! Đó chính là cuộc đời mà người nghệ sĩ miền quê yêu cầu.
Sớm mai gánh nước mờ mờ
Đi qua ngõ giữa tình cờ gặp anh
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu nầy ăn thật là cay
Dù mặn dù lạt dù cay dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm trầu nhớ túi, nằm giường nhớ nhau.
Ca dao còn là hình ảnh, ở đây là những hiện tượng của bản thể. Do đó hình ảnh không còn là hiện tượng đơn thuần mà hiện tượng có nội dung cho nên mới được gọi là hình ảnh. Chính những chất liệu trong ca dao đã tạo nên hình ảnh, hình ảnh của vật thể, hình ảnh của vũ trụ, hình ảnh của tình yêu. Đó là những cái nhìn khai phóng của chúng ta để tìm ra cái nội dung đó; với cái nhìn của ca dao luôn luôn có sự ẩn dấu, tiềm ẩn, đẩy cái hình ảnh đó như thúc dục người nghệ sĩ ca dao phải ẩn mình, đấy là cái nhìn thuở ban đầu. Cái nhìn hai chiều song phương từ bản thể đến hiện tượng để rồi từ hiện tượng qui về bản thể tạo nên một nội dung hình thể như thế là cái nhìn trực tiếp của ca dao nói riêng và thi ca nói chung do đó những sự vật cùng từ ngữ tham dự vào cuộc đời và tạo nên hình ảnh và từ hình ảnh tạo nên ý nghĩa của mình. Cái nhìn đồng hoá mình với sự vật như vậy là cái nhìn trực tiếp đi vào bản thể không cần tìm đến bản thể mà thấy hiện tượng từ bản thể và từ đó tình yêu được bừng sáng lên và hiện hữu “Tôi đặt trái táo trên bàn, rồi tôi hoà mình vào trong trái táo. Ôi! tuyệt vời biết là bao…” (Henri Michaux). Tuy không trực tiếp bằng cái nhìn phối hợp của ca dao nhưng cũng tương đồng ý nghĩa. Tâm trạng đó người ta gọi là ý thức biểu tượng.
Qua đình ghé nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
Cho nên cái nhìn trong ca dao dù chỉ là cái nhìn ban đầu là truyền thừa vào biến trình diễn đạt của dân tộc, nội dung ý nghĩa vẫn còn vang vọng nhờ những hình ảnh đó. Cái ngôn từ trong ca dao Việt Nam trước sau vẫn vướng vít hình ảnh của tình yêu mà ca dao là môi giới trong lãnh vực của tình yêu.
Kết.
Ca dao là mạch thở của thơ, là nguồn sáng tạo vô tận, là ngôn từ của văn chương bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó. Ca dao càng mộc mạc bao nhiêu thì càng chan chứa bấy nhiêu, ca dao không đỏm dáng, chải chuốt bóng bẩy mà thường xử dụng những ngôn từ thực tế của cuộc đời, mà chúng ta thường gắn liền với nhau: con người và cuộc đời, nó trở thành như định lệ. Nhưng nghĩ cho cùng đó chính là sức sống, chính bản thể thôi thúc, con người với hiện tượng tình yêu và từ hiện tượng nầy thoát ra hiện tượng khác bằng ý thức bản thể có ý hướng của mình. Valery có lần nói: "Le vrai poète est celui qui inspire" Giòng thơ thực chỉ đến với người có tâm hồn bộc phát; người nghệ sĩ ca dao thực thi đúng tinh thần ấy, đó là ca dao khua động bản thể của con người, gợi lên sức sống để đi vào cuộc đời và hoà mình với hiện tượng rồi từ hiện tượng ấy hoà mình với sự vật để đột biến thành hình ảnh cho ca dao, lúc đó sự hiện diện của ca dao sáng tỏ không còn gì gọi là ẩn tàng hay ẩn dụ nó biến thành thi ảnh mang nội dung ý nghĩa biến động của bản thể con người. Do đó ca dao trở nên hiện hữu như ta đã thấy trong ca dao.
Cho nên những nhà nghệ sĩ nông thôn, không phải là nhà nghệ sĩ của văn chương bác học mà họ từ những người thợ cày, thợ gặt, trẻ chăn trâu đều có con mắt nhìn vào thực tế, họ nhìn thấu suốt giữa người và vật, ca dao nông thôn đầy cảm hứng thi vị. Nghệ sĩ ca dao bình dân thể hiện được ý thức đó nghĩa là muốn xây dựng một hình ảnh phải phóng bản thể của mình vào hiện tượng cho bản thể sống trong hiện tượng và trở thành hiện tượng của bản thể và cho sự vật là ta như ta trong sự vật. Vì đó; là khi bản thể giao tiếp với cuộc đời.
Tóm lại ca dao đã du nhập những giòng thơ của văn chương bình dân, biến hình từ câu hò điệu hát, trao đổi, hò đối đáp, cắt xén, rút gọn, dể dàng truyền khẩu từ đó được gọi là ca dao, nó thường mô tả tình người dưới muôn hình vạn trạng, từ nội giới tới ngoại giới. Đấy cũng là một phần bản thể dân tộc, một văn hoá văn minh truyền thống. Điều đặc biệt của ca dao, ngôn từ không ước lệ, ca dao nói những gì thực hữu giữa cuộc đời, nương theo chiều sáng tạo của thi ca qua bao thế kỷ và chế ngự cả thơ Việt lẫn thơ Đường bằng những câu rất đơn sơ mà đầy ý nghĩa và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội một cách dể dàng và nhanh chóng. Một ngôn từ thiết tha, một đường giây giữa nội tâm và ngoại giới. Đó là nhân tố trong văn chương bình dân Việt Nam. Một thứ triết lý của văn chương bình dân cần phải tô điểm và nghiên cứu chiều sâu của nó . /.
@ VÕ CÔNG LIÊM
Post ngày: 04/28/15
Nguồn: cadaotucnguvietnam
Friday, October 9, 2015
Wednesday, October 7, 2015
Quê hương qua Ca dao: 8 Con Chuột - Đinh Thức
Thuở chúng tôi còn bé, gia đình chưa có Tivi (Television) hoặc máy hát (Cassette) nhạc như bây giờ nên thú vui vào mỗi tối là gia đình bà cháu, mẹ con quây quần bên nhau kể chuyện, hát hò dưới ánh đèn le lói...
Một trong những bài hát mẹ tôi thường hay hát cho mấy đứa chúng tôi nghe chỉ có mấy câu như thế và lặp đi lặp lại cho đến khi lũ chúng tôi ngáp dài đòi hát bài khác hoặc là nghe chán bỏ đi tìm thú chơi khác... có khi mấy đứa ngủ mất lúc nào không biết... Ngày nào cũng phải kể chuyện, hát hò cho mấy đứa nghe nên không tránh khỏi lặp đi lặp lại... cho đến khi cả mẹ con cùng ngủ...
Bà ru cháu, mẹ ru con hay chị ru em bằng những câu hát ru hoặc kể chuyện, ngoài những ý nghĩa mang tính cách tâm sự, mục đích chính của hát ru là nhằm ru bé ngủ và như vậy là bài hát đã đạt được mục đích của nó như tên gọi...
Tôi tự hỏi bài hát này có liên quan gì đến câu chuyện Đám Cưới Chuột trên bức tranh dân gian Đông Hồ hay không? Cũng có đám rước mèo chuột và trống kèn tò te kiệu võng... Cũng có thể bài hát là một phiên bản hát dân gian mô tả bức tranh dân gian Đông Hồ lâu đời này... Có thể lắm, vì làng quê ông cha tôi Dũng Vi gần làng Phật Tích qua làng tranh Đông Hồ cũng chỉ cách một con đò ngang sông Đuống và dăm cây số đường làng...
8 con chuột đưa xác con mèo
Tò te tò, to te te tò...
8 con chuột đưa xác con mèo
Tò te tò, tò tí tí te...
Tò te tò, tò tí tí te...
Đám Cưới Chuột - Tranh dân gian Đông Hồ (Internet)
Một trong những bài hát mẹ tôi thường hay hát cho mấy đứa chúng tôi nghe chỉ có mấy câu như thế và lặp đi lặp lại cho đến khi lũ chúng tôi ngáp dài đòi hát bài khác hoặc là nghe chán bỏ đi tìm thú chơi khác... có khi mấy đứa ngủ mất lúc nào không biết... Ngày nào cũng phải kể chuyện, hát hò cho mấy đứa nghe nên không tránh khỏi lặp đi lặp lại... cho đến khi cả mẹ con cùng ngủ...
Bà ru cháu, mẹ ru con hay chị ru em bằng những câu hát ru hoặc kể chuyện, ngoài những ý nghĩa mang tính cách tâm sự, mục đích chính của hát ru là nhằm ru bé ngủ và như vậy là bài hát đã đạt được mục đích của nó như tên gọi...
Tôi tự hỏi bài hát này có liên quan gì đến câu chuyện Đám Cưới Chuột trên bức tranh dân gian Đông Hồ hay không? Cũng có đám rước mèo chuột và trống kèn tò te kiệu võng... Cũng có thể bài hát là một phiên bản hát dân gian mô tả bức tranh dân gian Đông Hồ lâu đời này... Có thể lắm, vì làng quê ông cha tôi Dũng Vi gần làng Phật Tích qua làng tranh Đông Hồ cũng chỉ cách một con đò ngang sông Đuống và dăm cây số đường làng...
Saturday, October 3, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)