Saturday, April 28, 2018

Bữa Cơm - Ca dao, Tục ngữ - Nhạc Đinh Thức

Bữa Cơm - Ca dao, Tục ngữ - Nhạc Đinh Thức
 
Ngược lên bài Phú thì xa
Xuôi về bãi Mộc trồng cà lấy dưa
Đãi chàng một bữa cơm trưa
Liệu chàng có đợi có chờ được chăng?
Cơm còn thiếu bát canh măng
Em lên Cao Bằng đắp nấm trồng tre
Hết củi em đi buôn bè
Ba năm được củi đem về thổi cơm
Hết mắm em còn đi đơm
Ba năm mắm ngấu thổi cơm đãi chàng
Dù chàng trăm giận nghìn hờn
Thì chàng cũng phải xơi cơm bữa này
 
Ca dao - Tục ngữ
 


Tuesday, April 17, 2018

Lý (âm nhạc)

Lý (âm nhạc)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
, trong âm nhạc dân gian Việt Nam, là một trong rất nhiều làn điệu dân ca của người Việt. Lý cùng với các làn điệu khác như , cò lả, nam ai, nam bình, hát xoan, hát xẩm, hát ru,... tạo những nét độc đáo của dân ca Việt Nam. Điệu lý đặc biệt phát triển ở Trung Bộ và Nam Bộ, miền trung là trung tâm của các điệu lý.

Hát lý được phân biệt với vì không gắn liền với một động tác lao động hay giao duyên. Lý cũng có nhạc tính cố định hơn hò, câu hát đều đặn, trong khi hò có thể thêm câu dài câu ngắn, tùy người hát[1].

Lý Bắc Bộ

  • Lý con sáo
  • Lý Cây Đa

Lý Trung Bộ

  • Lý con sáo (Thanh Hóa)
  • Lý giao duyên
  • Lý hoài nam (Lý chiều chiều)
  • Lý con sáo Trung bộ (Lý tình tang)
  • Lý mười thương
  • Lý ba con ngựa

Lý Nam Bộ

  • Lý ngựa ô
  • Lý cái mơn
  • Lý cây bông
  • Lý con sáo Gò Công (Lý con sáo sang sông)
  • Lý con sáo Bạc Liêu
  • Lý quạ kêu
  • Lý chiều chiều
  • Lý bông dừa
  • Lý Năm Căn
  • Lý Ba Tri
  • Lý Tòng Quân
  • Lý Mỹ Hưng
  • Lý kéo chài
  • Lý qua cầu[2]

Cách đặt tên điệu lý:

  • Đặt tên từ nội dung của lời hát (ca dao): lý con cúm núm, lý con sam, lý con sáo, lý ngựa ô, lý cây bần, lý cây gòn, lý trái bắp, lý trái mướp, lý dầu dừa, lý mù u, lý bình vôi, lý cái phảng, lý chúc rượu, lý qua cầu, lý cấy, lý đương đệm, lý cảnh chùa, lý vọng phu...[3]
  • Đặt tên từ một số từ đầu của câu hát: lý con cua, lý con chuột, lý con mèo, lý chim chi, lý chim sắc, lý chim chuyền, lý cây xanh, lý cây bông, lý cây ớt, lý mạ non, lý dừa tơ, lý trồng hường, lý chẻ tre, lý chiếu bông, lý chiều chiều, lý bánh canh, lý dĩa bánh bò, lý ông hương, lý nàng dâu, lý ba xa kéo chỉ, lý xăm xăm, lý liễn vũ...[3]
  • Đặt tên theo tiếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi: lý í a, lý băng rù, lý bằng lưu thủy, lý bằng rằng, lý cống xê xang, lý giọng ứ, lý hố khoan, lý hố mơi, lý kỳ hợi, lý lu là, lý tú lý tiên, lý rị đa (hoặc lý đu đê), lý rường ơ, lý tang tình, lý ợ, lý yến ảnh...[3]
  • Đặt tên các điệu lý giọng bông theo xuất xứ của loại hình ca bóng rỗi; hoặc đặt tên theo đặc tính của nhóm tiếng đệm mô phỏng các bậc âm của "chữ đờn" dân tộc; hoặc tiếng tụng niệm kinh kệ: lý bản đờn, lý cống chùa...[3]
  • Đặt tên theo địa danh: lý Ba Tri, lý Cái Mơn...[3]
Một số trường hợp cùng một làn điệu nhưng mang tên lý khác nhau, và ngược lại[3].

Lý con sáo

Do sự giao lưu, tiếp xúc mà các điệu lý phổ biến khắp ba miền của Việt Nam, với các làn điệu phong phú. Riêng điệu lý con sáo, chỉ với câu ca dao Ai đem con sáo sang sông, Cho nên con sáo sổ lồng bay xa, các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian đã ghi nhận sơ bộ có tới 30 bài, trong đó có 4 bài lý con sáo trung du Bắc Bộ trong hát ghẹo, 3 bài lý con sáo Bắc trong hát quan họ Bắc Ninh và hát trống quân, 1 bài lý con sáo Thanh Hóa, 4 bài lý con sáo Huế (Thừa Thiên - Huế), 2 bài lý con sáo Quảng (Nam Trung Bộ), và hơn 10 bài lý con sáo Nam Bộ[3].

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Trần Văn Khê. Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt nam. Tp HCM: NXB Trẻ, 2004. tr 81-83.
  2. ^ Được nhắc trong nhạc phẩm Ngẫu hứng lý qua cầu của nhạc sĩ Trần Tiến.
  3. ^ a ă â b c d đ Hát lý và những điệu lý dễ thương của Nam bộ. Website Vanchuongviet.org. Truy cập 16/5/2011.
Source Wikipedia

Bài chòiCa HuếCa trùCò lảCải lươngChầu vănĐờn ca tài tử Nam BộDân ca ví, dặm Nghệ TĩnhHát bộiHát chèoHát dôHát đúmHát ghẹoHát phường vảiHát sắc bùaHát trống quânHát xoanMúa bóng rỗiHát vèHò sông MãLễ nhạc Phật giáoNhạc lễ Nam BộNhạc cung đìnhNhã nhạc cung đình HuếQuan họTuồngVọng cổXẩm